Gần 3 năm trước, giáo sư Chris Hammond thuộc ĐH Hoàng đế London (Anh) đã phát hiện ra gene đầu tiên gây ra bệnh cận thị. Được gọi là RASGRF1, gene này có vai trò quan trọng trong việc phát triển mắt và truyền các tín hiệu thị giác lên não để xử lý. Khi gene này bị lỗi, nhãn cầu có thể to ra, làm các vật ở xa có vẻ nhòa hoặc mờ đi.
Giáo sư Chris Hammond chia sẻ:“Nhiều năm qua chúng tôi đã biết yếu tố quan trọng nhất trong chứng cận thị là có cha mẹ cận thị. Đây là lần đầu tiên chúng tôi xác định được những gene có liên quan”.
Ông cũng nói thêm, ta có thể sử dụng liệu pháp gene - tiêm những gene khỏe mạnh vào mắt nhưng theo ông: “Liệu pháp gene là một can thiệp lớn. Thay vào đó, chúng tôi đang tìm cách bào chế một loại thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc viên can thiệp vào tiến trình sinh học dẫn đến cận thị”.
Các gene không phải là yếu tố duy nhất gây ra sự bùng phát của cận thị. Lối sống của một đứa trẻ cũng đóng vai trò lớn, nếu dành quá nhiều thời gian ngồi trước màn hình vi tính hay đọc sách trong điều kiện thiếu ánh sáng cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh cận thị.
Nguồn : Dailymail